Băng tải cao su và các đọc thông số kỹ thuật

Băng tải cao su Việt Thống – Thông số và cách đọc chính xác.

Băng tải cao su Việt Thống – Thông số và cách đọc chính xác

Băng tải cao su hiện nay được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng. Trước nhất là do tính năng phong phú của nó và sau đó chính là độ bền của loại băng tải này. Chính những điều đó đã giúp cho loại sản phẩm băng tải này được người tiêu dùng tìm kiếm và sử dụng. Tuy nhiên thì việc sử dụng nó cũng cần phải chú ý tới những thông số kỹ thuật, khi đó toàn bộ hệ thống băng tải công nghiệp sẽ hoạt động một cách chính xác và bền bỉ. Trong bài viết này Việt Thống sẽ hướng dẫn các bạn những thông số kỹ thuật của băng tải cao su và các đọc những thông số đó. Việt Thống mong những chia sẽ này sẽ giúp cho các bạn công nhân vận hành được tốt hơn.
Băng tải cao su và các đọc thông số kỹ thuật
Ứng dụng mạnh mẽ trong vận chuyển than khoáng sản

 

Giới thiệu băng tải cao su và cấu tạo của nó

Trước mắt băng tải cao su là một sản phẩm băng tải được ra đời từ rất lâu rồi. Ứng dụng phong phú trong rất nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp lẫn nông nghiệp. Có thể nói đây là một loại băng tải có tuổi đời lâu nhất trong tất cả các loại băng tải mà chúng ta hiện biết.
Băng tải cao su trong khai thác
Hoạt động bền bỉ trong mọi điều kiện thời tiết

 

Chúng được ứng dụng nhiều nhất trong ngành khai thác than khoáng sản và ngành luyện kim. Có lẽ bởi những tính năng và độ bền của chúng mà chúng được tin tưởng sử dụng trong cả trăm năm qua. Bạn thử nghĩ xem một hệ thống băng tải hoạt động bền bỉ và tăng năng suất thì có đáng cho bạn đầu tư hay không nhỉ?
Vậy bây giờ các bạn cùng Việt Thống tìm hiểu về cấu tạo của băng tải trước nhé. Vì khi biết được cấu tạo của nó thì các bạn sẽ biết được các thông số kỹ thuật dễ dàng hơn.

Cấu tạo băng tải cao su Việt Thống cung cấp ra thị trường

Cấu tạo băng tải cao su

Nhìn chung thì loại băng tải này có những kết cấu cơ bản giống với tất cả những loại băng tải khác trên thị trường. Tuy nhiên cái làm cho nó nổi bật và được tin dùng chính là ở tính năng và độ bền của nó. Tuy nhiên thì đầu tiên chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu về cấu tạo của loại băng tải này nhé.
Cấu tạo của một hệ thống băng tải cao su
Cấu tạo của hệ thống băng tải cao su Việt Thống

 

Một hệ thống băng tải truyền động bằng dây tải cao su có cấu tạo bao gồm những bộ phận sau:
  • Phễu cấp
  • Băng tải
  • Con lăn đỡ
  • Tang chủ động
  • Phễu đỡ nhiên liệu
  • Con lăn tì
  • Tang bị động
  • Cơ cấu căng băng
  • Hộp giảm tốc
  • Khớp nối
  • Động cơ
  • Bánh căng băng
Như các bạn đã thấy thì sản phẩm băng tải này có cấu tạo rất đơn giản phải không. Chính từ sự đơn giản đó mà  nó còn có được một sự linh hoạt khi thi công lắp đặt. Đó chính là lý do chúng ta thấy chúng ở những mỏ khai thác than khoáng sản và nhà máy luyện kim.

Nguyên lý hoạt động của băng tải dây cao su

Trước khi chúng ta đi đến các thông số kỹ thuật của loại băng tải này. Thì ta tiếp tục đi đến một phần rất quan trọng trong việc vận hành hệ thống băng tải này. Đó chính là nguyên lý mà hệ thống này hoạt động, nắm được điều này thì chúng ta sẽ đọc được thông số dễ dàng hơn.
Sự bền bỉ trong ngành luyện kim khắc nghiệt
Sự bền bỉ trong ngành luyện kim khắc nghiệt

 

Nguyên lý hoạt động bao gồm những điều như sau:
  • Động cơ điện hoạt động sẽ tạo chuyển động truyền qua hộp giảm tốc tới tang chủ động của băng tải làm tang quay. Nhờ có ma sát giữa tang chủ động và băng tải làm cho băng tải quay theo.
  • Vật liệu được chuyển vào băng tải theo phiễu cấp liệu, chuyển động theo mặt băng tải và rời khỏi băng tải theo phễu dỡ liệu.
  • Các con lăn đỡ dây băng của hệ thống băng tải cả trên nhánh có tải và nhánh không tải.
  • Các thiết bị căng băng sẽ giúp cho băng tải không bị trùng trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

Thông số kỹ thuật của băng tải cao su và dây băng tải lõi bố nhiều lớp chịu lực

Giờ đây các bạn cùng Việt Thống tìm hiểu những thông số kỹ thuật của băng tải dây belt cao su nhé. Và qua đó cũng là các các bạn đọc được những thông số kỹ thuật này, những điều này sẽ mang lại cho các bạn cách vận hành băng tải tốt nhất có thể. Từ đó đảm bảo được sự vận hành liên tục và giúp tăng cao được độ bền của hệ thống băng tải.

 

 

Dây băng tải cao su nhiều lớp bố
Dây băng tải cao su nhiều lớp bố

 

Ví dụ như bạn có một băng tải với các thông số trong bảng hệ thống của băng tải đó như sau: 1000 m  DIN 22102  TA  1000  EP 630/4  6/2  Y

Vậy thì các thông số kỹ thuật của nó là:

  • 1000 m:  Chiều dài băng tải (m)
  • DIN 22102: Tiêu chuẩn áp dụng cho băng tải
  • TA: Tên viết tắt của nhà sản xuất
  • 1000: Chiều rộng băng tải (mm)
  • EP: Loại vải EP
  • 630: Lực kéo của băng tải (N/mm)
  • 4: Số lớp vải dây băng tải (lớp)
  • 6: Bề dày của cao su mặt trên băng tải (mm)
  • 2: Bề dày của cao su mặt dưới băng tải (mm)
  • Y: Loại cao su phủ mặt băng tải

Lưu ý:

Loại vải EP: Trong 1 số lĩnh vực công nghiệp thì PN  được sử dụng thay cho EP (P là viết tắt của Polyester, N là viết tắt của Nylon). Tuy nhiên Nylon là 1 thương hiệu mà không phải 1 thuật ngữ khoa học.

Số lớp vải dây băng tải: băng tải cao su có nhiều lớp vải chịu lực dạng rắn, dạng viền đúc ( là có lớp cao su bao ở biên) hay dạng viền cắt được niêm phong theo đúng quy cách đặt hàng trên bao bì.

Thông số kỹ thuật của băng tải cao su và dây băng tải lõi thép

Tiếp đến ta tìm hiểu loại băng tải cao su với dây tải có lõi thép. Đây có thể nói là loại băng tải có độ bềnh cao nhất trong các loại băng tải. Bởi dây tải của nó được kết hợp lõi thép tăng tính chịu lực và lực kéo. Dưới đây là thông số kỹ thuật của loại băng tải này.

 

 

Dây băng tải cao su lõi thép
Dây băng tải cao su lõi thép

 

 

Ví dụ như bạn có một thông số kỹ thuật của loại băng tải này là: 2000 m  DIN 22131 AB 1200  St 1600  7T/5  X

Vậy thì những thông số kỹ thuật của chúng ta là:

  • 2000 m: Chiều dài băng tải (m)
  • DIN 22131: Tiêu chuẩn băng tải
  • AB: Tên viết tắt của nhà sản xuất
  • 1200: Chiều rộng của băng tải (mm)
  • St: Lõi thép
  • 1600: Lực kéo băng tải (N/mm) (*)
  • 7: Bề dày của cao su mặt trên băng tải (mm)
  • T: Lớp vải hoặc lớp thép gia cố thêm theo chiều ngang làm tăng cường lực (tính ở lớp cao su của mặt trên)
  • 5: Bề dày của cao su mặt dưới băng tải (mm)
  • X: Loại cao su

Lưu ý:

Lực kéo: là một yêu cầu bắt buộc theo tiêu chí của DIN, chính là cường lực kéo đứt ở mức tối thiểu của sợi thép bằng cường lực kéo đứt của băng tải đó, khoảng cách giữa các sợi thép sấp xỉ 10%.

T: Trong một vài trường hợp hệ thống tải cần hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt, và cần phải bảo vệ khỏi những hiểm hoạ  đáng tiếc có thể xảy ra thì người ta sẽ dùng đến “T”, tuy nhiên thông số “T” này chưa được chuẩn hoá quốc tế. Vì thế dữ liệu này sẽ được cung cấp bỏi nhà sản xuất băng tải.

 

 

Hoạt động bền bỉ với cường độ cao
Hoạt động bền bỉ với cường độ cao

 

 

Xem thêm: Nhà cung cấp băng tải tốt nhất Việt Nam

Lời kết

Vậy là kết thúc chia sẽ của Việt Thống đến các bạn rồi. Mong rằng qua những chia sẽ này các bạn có thể nắm được những cách thức đọc thông số nhé. Ngoài ra thì ngay đầu bài viết chúng ta cũng đã tìm hiểu sơ qua cấu tạo của loại băng tải này. Đây cung là một trong những điều quan trọng trong việc vận hành và bảo dưỡng băng tải.

Việt Thống cám ơn các bạn đã đọc bài viết cũng như đã tin tưởng và sử dụng băng tải của Việt Thống trong suốt thời gian qua. Một lần nữa cám ơn và chúc quý khách hàng một tuần mới thật nhiều điều tốt đẹp.

Tiểu Tinh

Chia sẽ trên:
error

Trả lời

Back to top